Cua Tuyết Zuwaigani – đặc sản của người Nhật vào mùa đông

Cua tuyết Zuwaigani là một trong những đặc sản mà bạn nên thử trong mùa đông ở Nhật. Cua tuyết có vô vàn cách chế biến ngon “nhức nhối” khác nhau… Và dưới đây là một vài món được chế biến từ cua tuyết mà mình có cơ hội được thưởng thức:

SASHIMI

Để có thể tận hưởng được nguyên vị ngọt nguyên bản của cua tuyết mà không qua sự chế biến nào thì phải kể đến đầu tiên là món Sashimi, món này ăn kèm với nước tương và mù tạt. Nhưng mình rất sợ độ nồng của mù tạt nên chỉ chấm với nước tương thôi. Thịt cua ngọt và rất tươi.

TEMPURA

Món này khi ăn mình vắt chanh lên và rắc thêm tí muối trắng. Thịt cua ngọt cộng thêm độ ngấy của bột, chua chua mặn mặn của gia vị, cũng khá ngon cho món Tempura cua này.

CUA HẤP

Nóng hổi mới ra lò lun, nhìn cái màu đỏ ngói là “phái phái chảy nước miếng, chảy nước miếng” rồi đó. Bạn lưu ý nha cua mà vỏ có nhiều đốm nâu là cua sống lâu nên thịt cua nhiều và chắc hơn những con có vỏ nhẵn và trơn.

CUA NƯỚNG

Ơi là trời! ta nói cua được nướng lên thơm lừng, gạch cua sôi sùng sục làm mình không thể kềm lòng được. Chấm thêm miếng muối tiêu chanh nữa tê tái con gà mái luôn…

LẨU CUA

Món có lẽ mình chờ đợi nhất là lẩu cua, ở nhật người ta hay gọi là nabe. Dưới thời tiết lạnh của mùa đông mà ngồi ăn lẩu thì còn gì bằng. Độ ngọt của rau củ hoà quyện cùng với nước ngọt của cua, không thể chê vào đâu được. Lẩu cua tuyết này mình ăn kèm với loại sợi giống như miếng ở Việt Nam mình vậy nhưng to và dai hơn xíu. Tưởng món này là cuối cùng rồi nhưng chưa đâu, ăn xong hết rau và cua thì nước lẩu còn lại sẽ được bỏ trứng vào. Trứng được đánh tan và rưới đều vào nước lẩu theo vòng tròn, bỏ thêm rong biển sợi khô, đợi sôi thêm tí nữa là có thể ăn được. Bao nhiêu độ ngọt và tinh tuý nằm trọn vào đây chứ đâu.

Còn đây là một số hình ảnh của quán mà mình lưu lại:

Leave a Reply